BÀI TRUYỀN THÔNG VỀ TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG CHO TRẺ EM
Tiêm chủng mở rộng là dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Vắc xin dùng trong dự án tiêm chủng mở rộng là hoàn toàn miễn phí, an toàn và hiệu quả để phòng bệnh cho trẻ em. Tiêm vắc xin phòng bệnh có vai trò, lợi ích quan trọng trong việc ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ.
LỢI ÍCH VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI TIÊM VAC XIN PHÒNG BỆNH CHO TRẺ
Kính thưa cán bộ và Nhân dân trong toàn xã!
Thế giới đánh giá Việt Nam là một nước thành công rất lớn trong việc thực hiện tiêm chủng mở rộng (TCMR) cho trẻ em. Lợi ích của việc tiêm phòng vắc xin phòng bệnh: Trẻ không bị mắc bệnh đã được tiêm phòng, nên tránh được tử vong và di chứng tàn tật, gia đình không phải tốn tiền bạc, thời gian, công sức chăm sóc con bị bệnh, không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, sức khỏe cá nhân, gia đình và cộng đồng, gia tăng kinh tế gia đình, cộng đồng và xã hội có điều kiện phát triển.
Chương trình TCMR tại Việt Nam, được bắt đầu chính thức từ năm 1985, với việc triển khai tiêm 6 mũi vắc xin cơ bản cho tất cả trẻ em dưới 1 tuổi là: Lao. Bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi. Năm 1997 bổ sung thêm vắc xin thứ 7 là vắc xin viêm gan B, Đến năm 2010 bổ sung thêm vắc xin thứ 8 là vắc xin Hip. Trong nhiều năm liên tục, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ở Việt Nam đều đạt trên 90%. Thực tế và kinh nghiệm của chương trình TCMR ở VN trong hơn 25 năm qua, và các nước trên thế giới cho thấy rõ, Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bênh. Thành công của công tác TCMR đã đem lại hiệu quả rõ rệt, làm thay đổi cơ bản về cơ cấu bệnh tật ở trẻ em. Bằng tiêm chủng vắc xin, tỷ lệ mắc bệnh của các bệnh nhiễm trùng có vắc xin dự phòng đã giảm đi hàng chục đến hàng trăm lần. Chúng ta đã thanh toán được bệnh đậu mùa vào cuối những năm 70, bại liệt vào năm 2000, loại trừ được uốn ván sơ sinh vào năm 2005, và đang tiến tới loại trừ sởi, khống chế Viêm gan B trong vài năm tới.
Hiện nay có 10 loại vắc xin trong chương trình TCMR ở tỉnh ta đó là:
Vắc xin phòng Lao, Viêm gan B, Bạch hầu, uốn ván, ho gà, Bại liệt, Viêm màng não mủ do Hip, Sởi, Sởi-Rubella, Viêm Não Nhật Bản B.
Các vắc xin khác được dùng các vùng có nguy cơ cao cho trẻ em trên 1 tuổi là vắc xin Viêm não Nhật Bản, Tả, Thương hàn, Thủy đậu, Cúm, Sởi Quai bị - Rubella.
Mặc dù vắc xin là an toàn, nhưng không phải là hoàn toàn không có nguy cơ, phản ứng sau tiêm chủng (PƯSTC) có thể xuất hiện sau sử dung vắc xin. 1 số người gặp PƯSTC khác nhau từ phản ứng nhẹ, thông thường đến phản ứng hiếm gặp, nghiêm trọng, đe dọa tính mạng. Hầu hết các trường hợp PƯSTC nặng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh lý sẵn có của trẻ, một số trường hợp PƯSTC có thể do vắc xin hoặc sai sót trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng, chỉ định và tiêm chủng vắc xin. Cho dù nguyên nhân của PƯSTC là gì, nó làm cho mọi người lo lắng, từ chối tiếp tục TC cho con của họ, dẫn đến trẻ dễ mắc bệnh truyền nhiễm nhiều hơn và thậm chí là đe dọa tính mạng.
Trẻ trong độ tuổi nào được TCMR?
Trẻ sơ sinh đến 18 tháng.
Vì sao phải tiêm vắc xin BCG ngừa lao cho trẻ càng sớm càng tốt?
Vì tỷ lệ người nhiễm Vi khuẩn lao ở nước ta khá cao (khoảng 50% và tỷ lệ mắc bệnh lao phát hiện được 140 người/ 100.000 dân). và khó biết ai đang mắc bệnh lao (Có thể là người thân hoặc cán bộ y tế) nên cần tiêm phòng vắc xin phòng lao càng sớm càng tốt.
Vì sao phải tiêm vắc xin ngừa viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh?
Vì tỷ lệ người nhiễm vi rút VGB ở nước ta khá cao (có khoảng 20% dân số và là bênh rất hay lây) và trẻ mới sinh ra có rất nhiều nguy cơ bị lây nhiễm (qua đường máu) từ mẹ sang con, từ môi trường bệnh viện (Chăm sóc rốn, thay băng, tiêm thuốc, truyền dịch) Nên tiêm phòng vắc xin VGB cho trẻ càng sớm càng tốt.
Tại sao phải khám sàng lọc cho trẻ trước khi tiêm vắc xin?
Để biết trẻ có mắc dị tật hoặc mắc bệnh gì trước đó không, và bệnh đó có chống chỉ định tiêm loại vắc xin nào hay không. Trong trường hợp trẻ có dị tật hoặc mắc bệnh không được tiêm loại vắc xin nào thì phải giải thích rõ cho bà mẹ được biết.
Nếu đến thời gian tiêm vắc xin mà trẻ bị bệnh, bị sốt thì bà mẹ nên làm gì?
Nên đưa trẻ đến điểm tiêm và chủ động khai báo tình trạng bệnh của trẻ, để thầy thuốc khám và quyết định. Nếu trẻ đang bị bệnh và không tiêm được vắc xin lần này thì sẽ tiêm vào lần sau cũng sẽ không ảnh hưởng gì đến việc phòng bệnh cho trẻ sau này.
Sau khi trẻ được tiêm vắc xin xong bà mẹ làm gì?
Bà mẹ nên cùng bé ngồi lại trong vòng 30 phút, vì những phản ứng mạnh thường sẽ xảy ra trong vòng 30 phút sau khi tiêm vắc xin. Nếu có phản ứng xảy ra sẽ được thầy thuốc xử trí kịp thời.
Những dấu hiệu phản ứng ở trẻ sau khi tiêm vắc xin thường gặp mà bà mẹ cần phải biết?
Những dấu hiệu phản ứng ở trẻ sau khi tiêm vắc xin thường gặp như: Sốt, sưng nóng, dau chỗ tiêm, trẻ mệt mệt, biếng ăn, quấy khóc, nổi ban. Thường trẻ sẽ trở lại bình thường trong vòng 24 đến 48 giờ, nếu phản ứng kéo dài đưa trẻ đi khám ngay.
Những dấu hiệu phản ứng ở trẻ sau khi tiêm vắc xin hiếm gặp mà bà mẹ cần phải biết để đưa trẻ đi khám ngay?
Những dấu hiệu phản ứng ở trẻ sau khi tiêm vắc xin hiếm gặp là: Phản ứng mạnh như trẻ khóc khóc liên tục, sốt rất cao, trẻ khó thở, da môi tím tái, co giật . cần đưa trẻ đi khám ngay.
Làm gì khi trẻ bị sôt, đỏ, đau nơi tiêm?
Cho trẻ uống Paracetamol 15mg/kg thể trọng x 4 lần trên ngày để giảm sốt, và giảm đau, nếu sốt kéo dài có thể lau nước ấm cho trẻ.
Để nâng cao chất lượng và bảo đảm chương trình TCMR cũng cần được nhân dân ủng hộ và tham gia. nhằm giảm nhanh tỷ lệ mắc các bệnh, cũng như tiến tới thanh toán các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em.
Lịch tiêm cho trẻ em được phân cố định và ngày mùng 9 và 19 hàng tháng, các gia đình có trẻ trong độ tuổi tiêm phòng sẽ được cán bộ y tế xã gọi thông báo tiêm cụ thể trước ngày tiêm 1 ngày.
"Vì sức khỏe và tương lai con em chúng ta, Hãy đưa trẻ đi tiêm, uống vắc xin đầy đủ và đúng lịch !"
Ban Biên tập Trang thông tin điện tử xã Thanh Xuân
Cộng tác viên: Vi Hồng Trung - Nhân viên Trạm Y tế xã
- Thông báo niêm yết công khai danh sách các thôn đề nghị Chủ tịch UBND huyện xét tặng danh hiệu “Thôn văn hóa” năm 2024
- Xã Thanh Xuân tổ chức khám sơ tuyển nghĩa vụ Quân sự, nghĩa vụ Công an Nhân dân năm 2025
- Bài truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh
- THÔNG TIN BỆNH BẠCH HẦU VÀ MỘT SỐ KHUYẾN CÁO PHÒNG, CHỐNG
- BÀI TRUYỀN THÔNG VỀ TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG CHO TRẺ EM
- Bài tuyên truyền phòng, chống tai nạn đuối nước, bảo vệ an toàn cho trẻ em trong dịp hè
- Hội đồng nhân dân xã Thanh Xuân khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp chuyên đề bầu bổ sung chức danh Phó Chủ tịch UBND xã
- Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình Theo Quyết định số 224/QĐ-BVHTTDL ngày 28 tháng 1 năm 2022 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
- Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 và tuyên truyền tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024
- Bài truyền thông phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
02373.742.289