Bài truyền thông phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
Suy dinh dưỡng không đơn thuần là thiếu cân hay thấp bé đây là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em nhất là trẻ dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng trẻ em để lại hậu quả rất nặng nề không những cho cá nhân, gia đình mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Suy dinh dưỡng ở trẻ em hay gặp là tình trạng thiếu dinh dưỡng protein-năng lượng trong đó thiếu năng lượng thường gặp hơn thiếu protein, tuy nhiên hai loại thiếu dinh dưỡng này thường liên quan và đi liền với nhau.
Khi khẩu phần ăn thiếu năng lượng dẫn đến việc đốt cháy protein để bổ sung thêm năng lượng mà các protein này lẽ ra phải dùng cho sự phát triển và duy trì chức năng của cơ thể. Tuy nhiên khi đủ năng lượng nhưng vẫn thiếu protein do thành phần thức ăn không đủ lượng protein cần thiết.
Ở Việt
Sự nghèo khổ, yếu tố kinh tế xã hội dẫn đến trẻ bị suy dinh dưỡng
Nguyên nhân dẫn tới suy dinh dưỡng
Những yếu tố ảnh hưởng chung để cả một khu vực, vùng, hay một nước:
- Sự nghèo khổ, yếu tố kinh tế xã hội
- Yếu tố môi trường như việc quản lý phân kém, thiếu nước sạch, nhiều nhà không có hố xí.
- Dịch vụ chăm sóc y tế cơ sở còn yếu, chưa phối hợp liên ngành.
Nguyên nhân trực tiếp:
- Chế độ ăn không đủ về chất lượng và số lượng, thiếu năng lượng và protein và các chất dinh dưỡng khác bao gồm cả vitamin và vi lượng
- Các bệnh nhiễm trùng càng làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng.
Các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng
Theo dõi biểu đồ phát triển
Từ bài truyền thông phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ta biết rằng: Suy dinh dưỡng ở trẻ em tiến triển rất phức tạp, những dấu hiệu ban đầu rất khó phát hiện nên cần có sự theo dõi liên tục để nhận biết sớm và can thiệp kịp thời. Khi một đứa trẻ tăng cân đó là biểu hiện bình thường, khi cân nặng không thay đổi là dấu hiệu cảnh báo, nếu sụt cân là dấu hiệu nguy hiểm.
· Cho ăn bổ sung hợp lý
Mẹ nên làm gì khi bé bị suy dinh dưỡng? Từ tháng thứ 5,6 trở đi sữa mẹ không còn đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng cho việc phát triển của trẻ, vì vậy trẻ cần được cho ăn bổ sung. Thức ăn phải có độ đậm đặc và năng lượng thích hợp, cho ăn từ lỏng đến sệt, đặc. Thức ăn bổ sung cần phải cân đối các chất dinh dưỡng, số lần ăn và số lượng thức ăn cũng theo nguyên tắc tăng dần.
Thức ăn bổ sung cần phải cân đối các chất dinh dưỡng
· Nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những khâu quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. Ở nhiều nước trên thế giới, ngay cả các nước phát triển việc nuôi con bằng sữa mẹ đang có xu hướng giảm rõ rệt do quá trình đô thị hóa và sự phổ biến của các sản phẩm thức ăn nhân tạo trên thị trường. Đây cũng chính là một trong nhiều thông điệp mà bài truyền thông phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em cần truyền tải.
Tuy nhiên cho đến ngày nay người ta phải thừa nhận rằng sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ dưới 1 tuổi và không có loại thực phẩm nào có thể thay thế được. Ở nước ta nuôi con bằng sữa mẹ là phong tục tập quán và đa số các bà mẹ chọn cách này do lợi ích kinh tế nhất là trong hoàn cảnh kinh tế xã hội hiện nay.
Sữa mẹ được bài tiết trong một vài ngày sau đẻ được gọi là sữa non, màu vàng nhạt và sánh đặc. Sữa non nhiều năng lượng, protein và Vitamin A, nhiều chất tăng cường miễn dịch cho trẻ. Sữa non tuy ít nhưng chất lượng rất cao đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của trẻ mới đẻ. Bước qua giai đoạn sữa non, sữa mẹ chuyển tiếp thành sữa ổn định.
Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ
Sữa mẹ là chất dinh dưỡng hoàn hảo dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ (chứa protein, lipid, lactose, vitamin, muối khoáng).
Sữa mẹ có nhiều chất kháng khuẩn.
Sữa mẹ còn có tác dụng chống dị ứng. Trẻ bú mẹ thường không bị dị ứng, eczema như một số trẻ ăn sữa bò do IgA tiết ra cùng với đại thực bào có tác dụng chống dị ứng.
Việc cho trẻ bú giúp gắn kết tình cảm mẹ con, trẻ cũng ít quấy khóc hơn.
Bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ: Giúp bà mẹ chậm có thai, co hồi tử cung cầm máu cho bà mẹ sau đẻ, giảm nguy cơ ung thư tử cung và ung thư vú.
· Tiêm chủng để phòng nhiễm trùng
Tiêm chủng là một trong những biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng hiệu quả. Nhiễm trùng và suy dinh dưỡng là một vòng xoắn bệnh lý. Việc phòng nhiễm trùng giúp trẻ tránh mắc các bệnh nguy hiểm, trẻ phát triển tốt hơn và năng lượng trẻ nhận được qua thức ăn sẽ tập trung chủ yếu vào sự tăng trưởng và phát triển của của cơ thể.
· Kế hoạch hóa gia đình
Gia đình đông con sẽ khiến các bà mẹ khó khăn trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng. Vì vậy, kế hoạch hóa gia đình cần được thực hiện nhằm nuôi dạy trẻ dễ dàng và hiệu quả hơn.
· Giáo dục dinh dưỡng:
Tuyên truyền giáo dục cho các bà mẹ trước, trong và sau khi mang thai bằng các biện pháp hợp lý.
Qua bài truyền thông phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em trên, chúng ta phần nào hiểu được suy dinh dưỡng ở trẻ em là một vấn đề không chỉ của Việt
Ban Biên tập Trang thông tin điện tử xã Thanh Xuân
Cộng tác viên: Vi Hồng Trung - Nhân viên Trạm Y tế xã
- Thông báo niêm yết công khai danh sách các thôn đề nghị Chủ tịch UBND huyện xét tặng danh hiệu “Thôn văn hóa” năm 2024
- Xã Thanh Xuân tổ chức khám sơ tuyển nghĩa vụ Quân sự, nghĩa vụ Công an Nhân dân năm 2025
- Bài truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh
- THÔNG TIN BỆNH BẠCH HẦU VÀ MỘT SỐ KHUYẾN CÁO PHÒNG, CHỐNG
- BÀI TRUYỀN THÔNG VỀ TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG CHO TRẺ EM
- Bài tuyên truyền phòng, chống tai nạn đuối nước, bảo vệ an toàn cho trẻ em trong dịp hè
- Hội đồng nhân dân xã Thanh Xuân khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp chuyên đề bầu bổ sung chức danh Phó Chủ tịch UBND xã
- Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình Theo Quyết định số 224/QĐ-BVHTTDL ngày 28 tháng 1 năm 2022 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
- Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 và tuyên truyền tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024
- Bài truyền thông phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
Công khai kết quả giải quyết TTHC
ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH
02373.742.289