Chào mừng các bạn đến với Trang tin điện tử Xã Thanh Xuân - Huyện Như Xuân - Tỉnh Thanh Hoá
 Ban do ve tinh xa Thanh Xuan.png

screenshot_1709090208.png

Bản đồ xã Thanh Xuân, huyện Như Xuân, t
ỉnh Thanh Hoá - Nguồn Google Map



      I. Điều kiện tự nhiên và quá trình hình thành xã Thanh Xuân

Thanh Xuân là xã miền núi ở phía Tây Bắc huyện Như Xuân, tinh Thanh Hóa, cách thị trấn Yên Cát - trung tâm huyện lỵ 18km, tổng diện tích tự nhiên của xã là 3.689 95 ha.
     Xã có vị trí tiếp giáp như sau:
    - Phía Đông giáp xã Cát Vân;
    - Phía Tây Bắc giáp xã Thanh Sơn;
    - Phía Nam giáp xã Thanh Lâm;
    - Phía Bắc giáp huyện Thường Xuân.

     Địa hình xã Thanh Xuân có 3/4 diện tích là đồi núi. Do chịu ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo nên địa hình xã có sự phân hóa phức tạp, bị cắt xẻ mạnh tạo nên các hệ thống núi và dãy núi, trong đó có núi đá và núi đât, xen kẽ giữa các hệ thông nui la cac thung lũng các hệ thống sông suối. Hệ thông đôi, núi trên địa bàn xã phân lơn đeu được đặt tên, xuất phát từ phiên âm của cộng đồng người Thái định cư ban đâu, như: Phá Mạ. Ở phía Bắc giáp với thôn Thanh Thủy có núi đá vôi chạy dài khoảng 1 km, 1 hang sâu khoảng 200m, trước cửa hang có một khối đá hình dáng giông con ngựa nên đặt tên là Phá Mạ Là. Trên địa bàn xã có núi Phá Xuốm (núi được bao quanh bởi cây cối có dây leo giống như một tòa nhà có những buồng ngủ,nên người Thái gọi là Phá Xuốm); núi Phả Hưa (đỉnh núi có hình dáng giống một con thuyền)...

Trên địa bàn xã có hệ thống hang động hình thành do kiến tạo tự nhiên, như: Hang Năm Đâm (Lâm Chính) dài khoảng 200m, cao khoảng 15m, có chỗ rộng đến 10 m; hang có hệ thống nhũ đá đẹp, suối nước chảy, tuy nhiên đường vào hang hẹp, hiêm trở nên ít người vào. Hang Pha Xuôm ở Lúng Lau (thôn Thanh Thủy) dai khoang 100m, rộng 5m, cao 20m có hệ thống nhũ đá, nước trong hang rất mát.

     Xen kẽ giữa các đồi, núi là những thung lũng nhỏ hẹp được bồi tụ phù sa từ các con suối chảy qua địa bàn, đất đai màu mỡ, nguồn nước mặt dồi dào, giúp bà con yên tâm canh tác sản xuất. Những thung lũng Băng Khoang, Thúng Kheng (thôn Thanh Thủy) được Nhân dân khai phá, cải tạo từ lâu đời, trở thành vùng sản xuất chính của bà con.
      Xã Thanh Xuân có đặc trưng thổ nhưỡng của vùng đồi núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa. Kết quả phân loại thổ nhưỡng của xã có những loại đất chính như:
      1. Đất đỏ vàng chiếm khoảng 30%, phân bố chủ yếu dọc theo chân đồi, tại các vườn tạp của các hộ gia đình. Loại đất này có tầng canh tác dày, nhiều dinh dưỡng, phù hợp trông các loại cây công nghiệp lâu năm.
      2. Đất xám Feralit có lân đá nông, phân bô chu yeu tại cac đoi co đọ doc cao, loại đât này do rửa trôi, xói mòn nên ít thành phần dinh dưỡng, có lẫn đá ở tầng sâu dưới 50cm, phù hợp trồng rừng.
       Nằm trong khu vực khi hậu nhiệt đới gió mùa, Thanh Xuân có 2 mùa nóng, lạnh rõ rệt, mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ tương đối cao (trung bình trên 30 độđặc biệt có những ngày nắng nhiệt độ lên đến 40 - 41 độ, tập trung vào tháng 5 tháng 6), lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa lớn dễ gây ra xói mòn đất, ngập úng, ảnh hưởng đến cây trồng, hư hại các công trình giao thông thủy lợi.
      Thuộc địa phận huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa, xã Thanh Xuân chịu ảnh hưởng nhiều từ các thiên tai. Những cơn bão thường đổ bộ vào khu vực từ tháng 6 đến tháng 10, cao điểm là tháng 9. Sự khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên đã gây ra không ít khó khăn, tác động đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của Nhân dân. Mùa lạnh bắt đầu từ thang 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ xuống thấp (trung bình dưới 200c) có sương giá, gây cảm giác rét buốt. Nhiệt độ trung bình năm là 23,6°c, độ ẩm trung bình năm từ 85% - 88% (riêng mùa hanh khô có thể xuống tới 47%).
       Về thủy văn, hầu hêt các thôn đều có các khe suối, trong đó nhiều suối bắt nguồn từ hệ thống đồi núi, phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân, tưới tiêu cho cây trồng và nuôi thủy sản. Thôn Thanh Đồng có suối Tần độ dài khoảng 3km bắt nguồn từ chân núi Mùn. Thôn Đồng Phống có suối Phúng, suối Mổm Mồ. Suối Phúng, suối Tần, suối Mổm Mồ hợp lưu tại cuối thôn Đồng Phống thành suối Bến Bè chảy ra sông Chu. Thôn Thanh Thủy có suối Năm Kheng bắt nguồn từ rừng đầu nguồn cách làng 2km. Thôn Thanh Bình có suối Na, suối Hón Hó, suối Nặm ùn. Thôn Thanh Tiến có sông Trang, suối Cám, khe Heo, khe Xen...
       Vê tài nguyên rừng, tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là 2.884,5ha, chiếm 78,17% tổng diện tích tự nhiên. Trước đây, rừng ở Thanh Xuân có nhiều loài thực vật quý hiếm, có tính đa dạng sinh học cao, nhiều loài gỗ quý như: Lim, sến, táu, lát hoa... nhưng đã bị khai thác quá mức, không có khả năng phục hồi. Rừng của Thanh Xuân hiện nay chủ yếu là rừng sản xuất, chiếm đến 84,03% diện tích đất lâm nghiệp còn lại là rừng phòng hộ. Trong rừng có nhiều cây dược liệu quý như: Cây thuốc cho phụ nữ sinh nở, cây thuôc chữa rắn cắn, cây thuốc chữa bỏng... Trong những năm gần đây, cấp ủy Đảng, chính quyền khuyến khích Nhân dân trồng và bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống, đồi trọc; tỷ lệ độ che phủ rừng trên địa bàn xã đạt 70%.     
       Nhìn chung, vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của xã Thanh Xuân khá khó khăn trong phát triển sản xuất và cải thiện đời sống. Song dưới sự cần cù, chịu thương chịu khó, ham học hỏi và sáng tạo trong công việc, Nhân dân Thanh Xuân đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nông nghiệp, nông thôn. Giúp cho địa phương ngày một đổi mới, đời sống người dân ngày một cải thiện.
       Thanh Xuân là vùng đất cổ có con ngưòi sinh sống từ lâu đời (trên 400 năm). ông Lưong Cả Đắm và ông Lương Cả Thiết là hai anh em họ cùng đến khai phá đầu tiên ở khu vưc Đồng Phống (Thanh Xuân) vào khoảng năm 1610. Hiện nay tại thôn Đồng Phống vẫn còn 2 đền thờ, thờ ông  ông Cả Đám và Ông Cả Thiết để bày tỏ lòng kính trọng của lớp lớp con cháu.
        Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sứ dân tộc, địa danh và dư địa, địa giới hành chính có nhiều thay đổi.                                                                                              Thời Nguyễn, Thanh Xuân thuộc Mường Lự, tổng Quân Nhân (còn có tên gọi khác là Tòng Quân), châu Thường Xuân, phủ Thọ Xuân. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 châu Thường Xuân được đồi thành huyện Thường Xuân. Lúc này, tổng Quân Nhân đổi thành xã Thanh Quân thuộc huyện Thường Xuân. Ngày 10/10/1950, Chính phủ ra Quyết định số 55/QĐ-TTg về việc sáp nhập xã Thanh Quân, huyện Thường Xuân vào huyện Như Xuân. Vùng Thanh Xuân nằm trong xã Thanh Quân, huyện Như Xuân.
      Năm 1964, thực hiện Quyết định số 232/QĐ-BNV, ngày 04/9/1964 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về chia tách một số xã cùa huyện Như Xuân trong đó có chia tách xã Thanh Quân thành 3 xã là Thanh Quân, Thanh Phong và Thanh Lâm, theo đó, vùng đất Thanh Xuân thuộc địa phận xã Thanh Lâm.
       Theo Quyết định số 163-HĐBT, ngày 14/12/1984 của Hội đồng Bộ trưởng “ Về việc phân vạch địa giới  một số xã và thị trấn thuộc tỉnh Thanh Hóa”, xã Thanh Lâm được chia tách thành 2 xã Thanh Lâm và Thanh Xuân. Tên gọi “Thanh Xuân” đuọc ghép từ “Thanh Lâm” và “Như Xuân”. Khi mới thành lập, xã Thanh Xuân gồm 5 chòm bản: Thanh Tiến, Thanh Bình, Thanh Thủy, Thanh Đồng, Lâm Chính.
        Năm 1985, thực hiện quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thôn Thanh Bình tách thành 2 thôn Thanh Bình, Xuân Hòa. Năm 1999, thôn Thanh Đồng tách ra thành 2 thôn Thanh Đồng và Đồng Phống. Tinh đến thời điểm này, xã Thanh Xuân có 7 thôn, đó là: Thanh Tiến, Thanh Bình, Thanh Thủy, Lâm Chính, Xuân Hòa, Thanh Đồng, Đồng Phống.
      Thực hiện Quyết định số 3110/QĐ-UBND, ngày 17/8/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa Về việc đồi tên, chuyển thôn thành khu phố, sáp nhập để thành lập thôn, tổ dân phố tai các xã, phường, thị trấn thuộc các huyện thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa", thôn Lâm Chính, thôn Xuân Hòa và một phần thôn Thanh Thủy sáp nhập lại để thành lập thôn Lâm Chính. Từ khi thành lập xã Thanh Xuân, trải qua nhiều lần tách, nhập các thôn, đến nay xã có 6 thôn gồm: Thôn Thanh Tiến, Thôn Thanh Bình, Thôn Thanh Thủy, Thôn Lâm Chính, Thôn Thanh Đồng, Thôn Đồng Phống.

     II. Điều kiện kinh tế - xã hội và truyền thống lịch sử, văn hóa

     Năm 2023, Thanh Xuân có 635 hộ, 2.653 nhân khẩu. Trong cơ cấu thành phần dân tộc, người Thái chiếm 93%, người Kinh chiếm 5%, người Thổ chiếm 1,2%, người Mường chiếm 0,8%.
     Đồng bào Thái trên địa bàn Thanh Xuân thuộc nhóm Thái đen, đã sinh cơ lập nghiệp ở vùng đất này từ lâu đời. Hậu duệ của những người lập mường kể rằng khi họ đặt chân đến vùng đất này đã thấy dấu vết mộng nương bỏ hoang. Theo lời kể của các bậc cao niên, những minh chứng từ dòng họ, phong tục, ngôn ngữ và chữ viết, nguồn gốc tổ tiên của đồng bào Thái ở Thanh Xuân bắt nguồn từ Trung Quốc, di cư sang Việt Nam và chia thành nhiều nhóm; trong đó có một bộ phận đến sinh sống tại Như Xuân, trong đó có địa bàn xã Thanh Xuân ngày nay.
    Từ xa xưa, người Thái có kinh nghiệm lập mường, lập bản dọc theo sông, suối, thuận lợi cho nghề canh nông phát triển. Người Thái có câu “Táy kín nậm” hoặc “O lóc có noong xoong hươn có bản” nghĩa là: Người Thái ăn theo con nước, một vũng nhỏ cũng là ao, hai nhà cũng là bản. Gắn liền với lập bản là những kinh nghiệm quý được coi là vốn sống của đồng bào Thái như: đắp mương, đắp đập, làm cọn nước (xe hàn) đưa nước về ruộng, về bản. Điều đó chứng tỏ họ là những cư dân nông nghiệp canh tác cây lúa nước từ lâu đời. Lúa nếp luôn là lương thực chính trong các bữa ăn hằng ngày của người dân tộc Thái. Ngoài cây lúa, đồng bào Thái còn trồng ngô, khoai, sắn, rau màu các loại... Nghề rừng, nghề dệt thủ công cũng là những ngành nghề quan trọng, tạo thêm nhiều nguồn lợi sống quan trọng cho người Thái. Trong các nghề thủ công của người Thái được phân định khá rõ: Phụ nữ Thái tinh tế, văn hoa trong công việc dệt thổ cẩm tmyền thống; đàn ông Thái tinh xảo trong đan lát mây tre, nghề mộc. Đặc biệt, những chiếc xuồng độc mộc đuôi én chở hàng hóa vượt thác ghềnh, sông suối đã phản ánh nét riêng khá độc đáo của người Thái - nơi thượng nguồn các sông, suối nói chung.
      Cũng như nhiều vùng khác, người Thái ở Thanh Xuân thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Các tục lệ thờ cúng tổ tiên: Cúng trời đất, cúng bản mường và những lễ nghi (cầu mưa, câu mùa, lê hội phấn trá...) thường được tổ chức trong dịp khởi đầu một năm mới. Do quan niệm về cái chết là tiếp tục sống ở thế giới bên kia nên tục lệ ma chay của người Thái là “lễ” tiễn đưa người chết về “Mường trời”.
       Nhà ở truyền thống của đồng hào Thái là nhà sàn gỗ. Nhà được xây 5 gian hay 3 gian tùy theo điều kiện từng gia đình. Gian ngoài dùng để tiêp khách, các gian bên trong dùng làm buồng ngủ. Bàn thờ được đặt ở gian giữa nhà; vào các dịp lễ, tết, cưới xin hay gia đình có công việc quan trọng, người Thái làm cơm cúng, báo cáo với gia tiên, cầu xin sự phù hộ.
      Trước kia, trang phục truyền thống của người Thái được phân biệt rất rõ trong từng quan hệ như: Trang phục hằng ngày, trang phục trong lao động, trong sinh hoạt, trong lễ hội, phân biệt giữa các ngành Thái đen, Thái trắng chủ yếu y phục của người phụ nữ. Trang phục nam giới đơn giản hơn, với áo cánh ngắn xẻ ngực, quân xẻ đũng. Phụ nữ thường mặc áo khóm (xửa cóm) màu tối cổ tròn, chui đầu, cài cúc phía vai, khác với ao phụ nữ Thái trắng cài cúc bạc tạo hình bướm, ve, ong... Ngày nay, phụ nữ Thái vẫn mặc trang phục truyền thống song chủ yếu là lớp người đã luông tuôi. Những ngươi tre hơn, các em học sinh thì mặc vào các dịp lề, tết, sinh hoạt văn hóa văn nghệ cộng đông.
       Người Kinh đến vùng đất Thanh Xuân từ những năm 60 của thế kỷ XX. Năm 1962, Thanh Xuân tiếp nhận hơn 40 hộ gia đình dân tộc Kinh từ xã Quảng Chính (huyện Quảng Xương) đến xây dựng kinh tế mới. Tuy nhiên, do khó khăn về nước và một sô điều kiện khác nên đa số các hộ đã chuyển về quê hoặc đến các xã khác sinh sống, chỉ còn 2 hộ ở lại đến ngàv nav. Thời gian sau đó, người Kinh mới đến định cư tiêp, hình thành cộng đồng người Kinh như hiện nay.
       Mặc dù đến muộn hơn người Thái nhưng đồng bào Kinh ở Thanh Xuân có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Người Kinh vốn có truyên thống làm lúa nước, trình độ canh tác cao. Sản phẩm thủ công làm ra vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng trong gia đình, vừa trở thành hàng hóa trao đổi trên thị trường. Người dân có truyền thống ăn cơn tẻ, dựng nhà ngay trên nền đất nhưng nền được tôn cao, xây dựng theo kiểu một gian hai chái, ba gian bít đốc hoặc ba gian hai chái. Khi làm nha, người Kinh coi trọng việc xem tuổi, hướng nhà và ngày giờ khởi công, khánh thành...
       Bộ phận nhỏ người Thổ, người Mường đến xã sinh sống vào khoảng năm 2007. Cộng đồng 2 dân tộc Thổ, Mường có dân cư ít nhưng không vì thế mà văn hóa bị pha trộn vẫn giữ gìn được những bản sắc văn hóa riêng, đặc biệt là trong đời sông tâm linh và sinh hoạt hằng ngày. Cũng như nhiều tộc người khác, buổi  sơ khai chưa có nhà ở, đồng bào phải sống trong các gốc cây, hang núi. Mái nhà sàn của người Mường có hình mai rùa. Hiện nay, nhà sàn còn không nhiều ở các vùng cao. Phần đông người Mường đã làm nhà kiểu mới giống như nhà người Kinh. Cũng như nhà ở, trang phục người Mường ngày nay cũng được giao thoa với cộng đồng, xã hội phát triển.
       Vốn văn nghệ dân gian của người Thổ khá đa dạng, các hài hát đồng dao vẫn được lưu truyền, ca dao, tục ngữ rất phong phú. Người Thổ thờ rất nhiều loại thần, ma, đặc biệt là các vị thần liên quan đến đánh giặc và khai khẩn đất đai. Trong phạm vi gia đình, ngoài việc thờ cúng tổ tiên, họ còn làm lễ cúng bà mụ khi trẻ đầy tháng. Tuy nhiên, một số tập tục trên đây dần thav đổi bởi những nét văn hóa mới trong sự hòa nhập và phát triên chung với cộng đồng xã hội hiện tại.
     Trải qua quá trình phát triển, cùng với sự tiến bộ về mọi mặt, cơ chế quản lý sản xuất nông nghiệp có nhiều thay đổi, tạo ra động lực thúc đẩy Nhân dân đầu tư thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giống mới để tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Nhiều mô hình khuyến nông áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến được xây dựng, tạo ra hướng đi mới cho nông nghiệp địa phương. Các loại cây phù họp với thổ nhưỡng địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế cao được trồng ngàv càng nhiều, như: sắn, mía, keo, cao su.
       Các hoạt động dịch vụ buôn bán nhỏ lẻ, các dịch vụ vận tải, dịch vụ máy móc làm đất nông nghiệp được cấp ủy Đảng, chính quyền xã tạo điều kiện phát triển. Trên địa bàn xã có một vài doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, phục vụ cho hoạt động xây dựng trong và ngoài huyện. Dù không còn trồng bông xe sợi, chăn tằm quay tơ nhưng một số chị em phụ nữ, nhất là lớp người luống tuổi vẫn tự thêu thùa, dệt vải bằng khung cửi truyền thống. Trong những năm tiếp theo, cấp ủy Đảng, chính quyền xã tập trung lãnh đạo công tác duy trì và bảo tồn nghề dệt thổ cẩm, đan lát trên địa bàn xã; trong đó việc tự truyền dạy trong gia đình, dòng họ, thôn bản được coi trọng.
        Trải qua tiến trình dài của lịch sử, xã Thanh Xuân hình thành và phát triển, thời gian và nhịp điệu cuộc sống cùng với sự tác động của thời đại làm thay đổi một số tiểu tiết về phong tục, tập quán cổ truyền của đồng bào các dân tộc ở Thanh Xuân để phù họp với thời đại. Tuy nhiên, các nét đẹp văn hóa của Nhân dân các dân tộc vẫn được giữ gìn và phát huy, nhất là trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Đặc trưng văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc là mạch nguồn, là nền tảng gắn kết cộng đồng các dân tộc trong quá trình xây dựng và phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã đã phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, đoàn kết, năng động, sáng tạo, tích cực thi đua lao động sản xuất, khai thác tốt tiềm năng, ưu thế của địa phương thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; nỗ lực vươn lên giành được những thành tựu nổi bật, từng bước thay đổi diện mạo quê hương.

Một số hình ảnh về xã Thanh Xuân

IMG20240222073007.jpg

Ảnh 1: Diện tích lúa vụ Xuân năm 2024 tại  thôn Đồng Phống

IMG20230603160032.jpg

Ảnh 2: Công sở xã Thanh Xuân tại thôn Lâm Chính

IMG20240123155305.jpg

Ảnh 3: Đập Hón Thành tại thôn Thanh Thủy

IMG20240123155224.jpg

Ảnh 4: Diện tích lúa mới gieo cấy vụ Xuân năm 2024  tại thôn Thanh Thủy

IMG20240112144026.jpg

Ảnh 5: Nhà Văn hóa thôn Đồng Phống

IMG20231213084729.jpg

Ảnh 6: Điểm bưu điện văn hóa xã Thanh Xuân tại thôn Lâm Chính

Sưu tầm và biên soạn:

Ban Biên tập Trang thông tin điện tử xã Thanh Xuân

 

 

 

 


Công khai kết quả giải quyết TTHC

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289